TRƯỜNG TH&THCS BÌNH MINH
THƯ MỤC CHUYÊN ĐỀ
Tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh Tiểu học
(Thư mục bài trích từ các tạp chí chuyên ngành)
LỜI GIỚI THIỆU
Thầy cô thân mến!
Việc đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy được thảo luận kỹ càng trong từng tổ chuyên môn, các tổ chuyên môn đã tổ chức một số giờ dạy mẫu để giáo viên toàn trường dự giờ và góp ý. Qua đó, các giáo viên có thêm cơ hội làm quen với phương pháp dạy học mới, đồng thời tích lũy kinh nghiệm cho chính mình, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở những giai đoạn tiếp theo.
Nhằm giúp thầy cô có cái nhìn sâu sắc hơn về cách dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học, chúng tôi chọn nội dung: “Tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh Tiểu học” làm đề tài biên soạn.
Với 20 bài trích trong các tạp chí của ngành, được sắp xếp theo thứ tự tên bài viết để tiện cho việc tra tìm.
Trong quá trình biên soạn Thư mục không tránh khỏi thiếu xót và hạn chế, rất mong quý thầy cô góp ý nhằm xây dựng cho thư mục có chất lượng tốt hơn.
Hy vọng rằng thư mục chuyên đề “Tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh Tiểu học” sẽ là một tài liệu tham khảo bổ ích, góp phần đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới cách học của học sinh Tiểu học.
Chúc thầy cô thành công trong việc lựa chọn tài liệu mà mình cần, để đạt được kết quả cao trong giảng dạy và học tập.
Xin chân thành cảm ơn!
Người biên soạn
Nguyễn Thị Tuyến
NỘI DUNG THƯ MỤC
|
1. NGUYỄN THANH BÌNH. Biện pháp giáo dục đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học TP.Huế//Tạp chí Thiết bị Giáo dục .- 2022 .- Số 276 Kì 1 tháng 11 .- tr.80-82
371(05)
TBGD – 00130
|
Tóm tắt:
Ở tiểu học, giáo dục đạo đức là một nhiệm vụ quan trọng, cơ bản. Để thực hiện mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh, nhà trường có thể cho học sinh tham gia vào các hoạt động giảng dạy, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, hoạt động trải nghiệm, thông qua quá trình tự trau dồi, rèn luyện của mỗi cá nhân. Trong số các con đường giáo dục nêu trên, thông qua hoạt động trải nghiệm là con đường thuận lợi và hiệu quả nhất.
Bài viết giới thiệu một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, đào tạo thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học ở thành phố Huế.
Qua HĐTN các em vận dụng kiến thức, những hiểu biết, áp dụng giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, từ đó nhận thức của các em được nâng lên, giúp các em biết phân biệt được bản chất của vấn đề, của sự vật hiện tượng, đồng thời hình thành ở các em thái độ, hành vi phù hợp chuẩn mực xã hội, chuẩn mực đạo đức.
|
|
2. HOÀNG THỊ MỸ HẠNH. Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học theo chủ đề môn Lịch sử và Địa lí lớp 4//Tạp chí Thiết bị Giáo dục .- 2023 .- Số 282 Kì 1 tháng 2 .- tr.26-28
371(05)
TBGD – 00133
|
Tóm tắt:
Bài viết nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động dạy học Lịch sử và Địa lý theo chủ đề ở trường tiểu học huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Tác giả tiến hành Khảo sát 20 giáo viên Lịch sử và Địa lý, 200 học sinh lớp 4 tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định: Trường Tiểu học Đông Sơn, Trường Tiểu học Bình Minh, Trường Tiểu học Nam Cường và Trường Tiểu học Nam Dương. Thời gian thực hiện khảo sát là vào cuối học kỳ 2 năm học 2021-2022. Trên cơ sở đó, bài viết phân tích nguyên nhân của thực trạng và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4 ở tiểu học.
Việc đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học theo chủ đề môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 có ý nghĩa rất quan trọng nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và gây hứng thú học tập cho học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới trong công tác giáo dục hiện nay.
|
|
3. BÙI ANH THƯ. Dạy học môn Toán ở Tiểu học theo hướng gắn với thực tiễn//Tạp chí Thiết bị Giáo dục .- 2023 .- Số 290 Kì 1 tháng 6 .- tr.31-33
371(05)
TBGD – 00137
|
Tóm tắt:
Dạy toán ở tiểu học gắn liền với thực tế là xu hướng dạy học hiện nay. Ở góc độ học sinh, học sinh có thể vận dụng kiến thức toán học ở trường để giải quyết các tình huống thực tế. Đồng thời, học sinh thấy toán học có nguồn gốc từ thực tế cuộc sống và quay trở lại phục vụ thực tế cuộc sống. Toán học hiện diện khắp nơi trong môi trường sống của học sinh.
Bài viết đề cập đến việc dạy học Toán ở tiểu học gắn liền với thực tiễn trên cơ sở thiết kế các hoạt động học tập xuất phát từ thực tế, vận dụng vào thực tế đời sống và đề xuất quy trình thiết kế bài tập toán có yếu tố thực tế cuộc sống.
Khi thực hiện dạy học theo hướng gắn với thực tiễn, GV cần tuân thủ quan điểm: Toán học có nguồn gốc từ thực tiễn, toán học phục vụ thực tiễn. Do đó, trong quá trình thiết kế hoạt động học hoặc câu hỏi, bài tập cho HS thì GV cần sưu tầm, tìm hiểu những thông tin thực. GV xác định được không gian vẫn đề, gắn những nội dung toán học với thực tiễn, giúp HS được vận dụng toán học vào thực tiễn. Khi thiết kế hoạt động học tập, nhất là hoạt động mở đầu, GV cần khai thác vốn sống, kinh nghiệm sống của HS để kết nối vào trong toán học, tạo được hứng thú học tập, kích thích sự tò mò, ham thích khám phá của HS trong học tập.
|
|
4. NGUYỄN TÂM THIỆN. Dạy học nội dung số và phép tính trong môn Toán 2 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học//Tạp chí Thiết bị Giáo dục .- 2023 .- Số 294 Kì 1 tháng 8 .- tr.48-50
371(05)
TBGD – 00139
|
Tóm tắt:
Với sự phát triển của công nghệ hiện đại ngày nay, con người phải học tập trong một môi trường giáo dục. Việc giáo dục học sinh phát triển năng lực giải quyết vấn đề là điều cần thiết, giúp học sinh có khả năng tự học suốt đời. Hơn nữa, việc dạy học phát triển năng lực giải toán cho học sinh là thực hiện mục tiêu giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông môn Toán.
Trong bài viết này, trên cơ sở phân tích rõ ràng việc phát huy năng lực giải toán của học sinh, tác giả xây dựng quy trình dạy học nội dung Số và phép tính trong Toán 2 để thực hiện các hoạt động dạy học phát triển năng lực giải toán cho học sinh.
Để đảm bảo hiệu quả dạy học nội dung Số và phép tính trong môn Toán 2 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, phù hợp với xu hướng đổi mới dạy học bộ môn Toán ở tiểu học, giáo viên cần thiết cài đặt vấn đề vào các tính huống có vấn đề, coi trọng việc tổ chức hoạt động cho học sinh khám phá kiến thức bằng tri thức đã có, tổ chức cho học sinh tham gia tích cực vào quá trình giải quyết vấn đề, tạo nhiều cơ hội cho học sinh được trình bày cách thức giải quyết vấn đề, đề xuất nhiều ý tưởng giải quyết vấn để.
|
|
5. NGUYỄN THỊ MỸ TIÊN. Dạy học hoạt động thực hành và trải nghiệm trong môn Toán lớp 2//Tạp chí Thiết bị Giáo dục .- 2022 .- Số 276 Kì 1 tháng 11 .- tr.38-40
371(05)
TBGD – 00130
|
Tóm tắt:
Dạy học hoạt động thực hành và trải nghiệm môn Toán lớp 2 nhằm mục đích tổ chức cho học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề, tình huống thực tế cuộc sống.
Bài viết đề cập đến một số vấn đề lí luận về tổ chức dạy học hoạt động TH&TN trong môn Toán lớp 2, đồng thời thiết kế và sử dụng TH&TN trong dạy học môn Toán lớp 2 góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp 2 theo Chương trình giáo dục phổ thống 2018.
Trong dạy học Toán ở lớp 2 nói riêng và ở trường tiểu học nói chung, nếu chú trọng việc thiết kế các hoạt động dạy học TH&TN cho HS thì sẽ giúp cho các em nhận thấy được bản chất, ý nghĩa các tri thức toán học, hiểu được tri thức toán học một cách bền vững và sâu sắc dẫn đến việc học tập có ý nghĩa; giúp HS kết nối được giữa Toán học với thực tiễn cuộc sống, phát triển các năng lực toán học và năng lực chung, đặc biệt là đối với những vấn đề mới chưa quen thuộc. Hơn nữa, hoạt động TH&TN cũng có vai trò tích cực trong việc phát triển tư duy toán logic và trong hoạt động khám phá, sáng tạo tri thức mới cho người học, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học Toán ở lớp 2 nói riêng và môn Toán ở Tiểu học nói chung theo định hướng phát triển năng lực người học đáp ứng nhu cầu Chương trình GDPT 2018 trong giai đoạn hiện nay.
|
|
6. NGUYỄN MINH GIANG. Dạy học chủ đề “Chất” theo định hướng giáo dục STEM trong môn Khoa học lớp 4//Tạp chí Giáo dục .- 2023 .- Tập 23 số 14 .- tr.23-28
371(05)
TCGD - 00249
|
Tóm tắt:
Giáo dục STEM đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, giáo dục STEM đáp ứng yêu cầu đổi mới về phát triển năng lực của người học trong Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018. Vận dụng lý thuyết giáo dục STEM, nghiên cứu đề xuất quy trình dạy học chủ đề “Chất” môn Khoa học lớp 4 nhằm phát triển năng lực khoa học cho học sinh. Hoạt động dạy học theo tiến trình giáo dục STEM được cụ thể hóa trong 2 giáo án thuộc chủ đề Chất trong môn Khoa học lớp 4. Kết quả thực nghiệm cho thấy học sinh rất hứng thú và tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập một cách sáng tạo. Thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, học sinh phát triển năng lực tìm hiểu về thế giới tự nhiên xung quanh và năng lực vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tế đời sống. Kết quả này chứng tỏ việc áp dụng giáo dục STEM vào dạy học chủ đề nội dung môn Khoa học lớp 4 theo tiến trình được thiết kế đã giúp phát triển năng lực khoa học cho học sinh.
|
|
7. LÂM THANH BÌNH. Giáo dục năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 5 tiếp cận chương trình Giáo dục phổ thông 2018//Tạp chí Thiết bị Giáo dục .- 2023 .- Số 286 Kì 1 tháng 4 .- tr.86-88
371(05)
TBGD – 00135
|
Tóm tắt:
Nhân cách được coi là một tổng thể thống nhất giữa phẩm chất và năng lực (đức và tài). Vì vậy, quá trình phát triển phẩm chất, năng lực phải cân bằng, tương thích theo xu hướng đức và tài dung hòa với nhau “Đức trọn vẹn”. Đức và tài không cân xứng sẽ tạo nên một nhân cách không trọn vẹn.
Bài viết trình bày về năng lực và chất lượng giáo dục của học sinh lớp 5 tiếp cận Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018.
- Thực trạng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh tiểu học.
- Biện pháp giáo dục năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 5 tiếp cận chương trình GDPT 2018.
Thông qua các giải pháp giúp HS bước đầu năng động, tự tin và biết làm chủ các hoạt động, kĩ năng giao tiếp của trẻ đang dần được cải thiện. Tuy nhiên khi lựa chọn các phương pháp nên mang tính khả thi hơn. Chú ý các kiến thức cần hệ thống hóa chặt chẽ và phù hợp với tính đổi mới hiện nay.
|
|
8. ĐỖ XUÂN THẢO. Một số kĩ thuật viết sáng tạo văn kể chuyện theo đặc điểm thể loại ở Tiểu học//Tạp chí Giáo dục .- 2023 .- Tập 23 số 3 .- tr.1-5
371(05)
TCGD - 00238
|
Tóm tắt:
Mục tiêu cuối cùng của môn học tiếng Việt ở tiểu học là hình thành và phát triển các kỹ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh (bao gồm các kỹ năng đọc, viết, nói, nghe). Cùng với kỹ năng đọc, kỹ năng viết, đặc biệt là viết đoạn văn, tiểu luận được coi là kỹ năng quan trọng nhất. Thực tế, trình độ viết của học sinh nói chung và viết truyện nói riêng hiện nay còn chưa đủ, bài viết của học sinh thường viết theo khuôn mẫu chuẩn, thiếu ý tưởng và lối viết sáng tạo. Vì vậy, việc đề xuất các kỹ thuật viết sáng tạo, góp phần giải quyết các vấn đề trong thực tiễn dạy và học viết ở tiểu học hiện nay là hết sức cấp thiết. Trên cơ sở những kiến thức về tính sáng tạo và năng lực sáng tạo, cùng với đặc điểm của văn tự sự, bài viết đề xuất một số kỹ thuật viết sáng tạo trong văn tự sự. Những kỹ thuật này sẽ tạo thành một hệ thống các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng viết truyện ở trường tiểu học hiện nay.
|
|
9. LÊ NGUYÊN PHƯƠNG DŨNG. Phát triển năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh trong dạy học môn Khoa học lớp 4 cấp tiểu học//Tạp chí Thiết bị Giáo dục .- 2023 .- Số 288 Kì 1 tháng 5 .- tr.40-42
371(05)
TBGD – 00136
|
Tóm tắt:
Theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, Khoa học ở cấp tiểu học có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho học sinh. Năng lực khoa học tự nhiên bao gồm các năng lực thành phần bao gồm nhận thức khoa học tự nhiên; tìm hiểu về môi trường tự nhiên xung quanh; vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tế.
Bài viết tập trung làm rõ những biểu hiện; nội dung và yêu cầu cụ thể cần đáp ứng; một số phương pháp dạy học góp phần hình thành, phát triển năng lực tìm hiểu về môi trường tự nhiên xung quanh trong dạy học Khoa học lớp 4.
Dạy học môn Khoa học lớp 4, GV cần vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học như quan sát, thực hành, thí nghiệm, dự án,...nhằm phát huy tính tích cực, khám phá, tìm hiểu cho HS,... giúp HS hình thành và phát triển NL khoa học tự nhiên trong môn Khoa học; trong đó, NL tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh là NL quan trọng, nền tảng để phát triển những NL khác.
|
|
10. NGUYỄN HUY VINH. Phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh trong dạy học chủ đề Phân số toán lớp 4//Tạp chí Thiết bị Giáo dục .- 2023 .- Số 294 Kì 1 tháng 8 .- tr.51-53
371(05)
TBGD – 00139
|
Tóm tắt:
Phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh tiểu học là quá trình nâng cao năng lực giao tiếp, thể hiện ý tưởng trong lĩnh vực toán học. Phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh khi dạy nội dung phân số lớp 4 là một yêu cầu của nhiệm vụ dạy học cần thực hiện đối với giáo viên tiểu học khi thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018. Thực trạng cho thấy năng lực giao tiếp toán học của học sinh lớp 4 còn hạn chế, đặc biệt là 2 khả năng nghe và nói. Các biện pháp phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh bao gồm: (1) Phát triển kỹ năng đọc, viết cho học sinh trong dạy học khối 4; (2) Phát triển kỹ năng nghe và nói trong học tập túc số 4; (3) Rèn luyện cho học sinh sự tự tin khi trình bày nội dung toán học về phân số có thể giúp giáo viên khắc phục được những hạn chế nêu trên ở học sinh.
|
|
11. LÊ THỊ CẨM LỆ. Phát triển năng lực tìm hiểu môi trường xung quanh trong môn Tự nhiên và Xã hội thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 2//Tạp chí Thiết bị Giáo dục .- 2023 .- Số 296 Kì 1 tháng 9 .- tr.84-86
371(05)
TBGD – 00140
|
Tóm tắt:
Bài viết nghiên cứu cơ sở lý luận về: Khái niệm năng lượng để hiểu về môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh; khái niệm, loại hình, vai trò, ý nghĩa của Hội đồng thanh niên; Khẳng định, để thiết kế hoạt động trải nghiệm trong môn Tự nhiên và Xã hội 2 cần đảm bảo 5 nguyên tắc (Đảm bảo sự phù hợp giữa lý luận và thực tiễn; Đảm bảo tính khách quan; Đảm bảo vai trò chủ thể của người học, người học trong quá trình thực hiện trải nghiệm; Đảm bảo tính khách quan, khoa học, đều đặn, liên tục trong quá trình hoạt động trải nghiệm của học sinh: Để thiết kế một TN tiến hành gồm 5 bước (Xác định yêu cầu cần đạt của bài học Tự nhiên và Xã hội lớp 2; Tìm hiểu/khảo sát các yêu cầu cần đạt được của bài học; điều kiện tổ chức hoạt động trải nghiệm; Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm; trải nghiệm; Tổ chức hoạt động trải nghiệm; Đánh giá của hoạt động trải nghiệm).
|
|
12. NGUYỄN TẤN PHÚC. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học cho học sinh lớp 5 qua dạy học chủ đề Số học//Tạp chí Thiết bị Giáo dục .- 2022 .- Số 276 Kì 1 tháng 11 .- tr.32-34
371(05)
TBGD – 00130
|
Tóm tắt:
Năng lực giải quyết vấn đề toán học là một trong 5 thành phần năng lực toán học cần được hình thành, phát triển cho học sinh đáp ứng chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018. Trên cơ sở những biểu hiện năng lực giải quyết vấn đề toán học của học sinh thông qua dạy học các chủ đề toán lớp 5, bài viết đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học thông qua dạy học chủ đề này, góp phần nâng cao chất lượng dạy học toán lớp 5.
Việc hình thành và phát triển cho HS NL này trong dạy học chủ đề Số học Toán 5 sẽ giúp HS luôn tự tin, thích ứng tốt với những thay đổi của cuộc sống, huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học và khai thác những kinh nghiệm đã có để giải quyết những vấn đề có liên quan đến toán của thực tiễn đời sống phù hợp với lứa tuổi của HS tiểu học.
|
|
13. NGUYỄN THỊ TRÚC MINH. Phát triển năng lực mô hình hóa toán học cho học sinh lớp 4 qua dạy học nội dung Số và phép tính//Tạp chí Thiết bị Giáo dục .- 2022 .- Số 276 Kì 1 tháng 11 .- tr.35-37
371(05)
TBGD – 00130
|
Tóm tắt:
Dạy học phát triển năng lực học sinh là một trong những định hướng quan trọng trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến việc phát triển năng lực mô hình hóa toán học cho học sinh lớp 4 thông qua dạy học nội dung Số và phép tính.
Qua quá trình điều tra, thực nghiệm sư phạm đã khẳng định tính cấp thiết của dạy học theo hướng phát triển NL cho HS, tính hiệu quả và tính khả thi của phương pháp dạy học phát triển NL MHH toán học cho HS thông qua dạy học nội dung số và phép tính. Thông qua các biện pháp GV hoàn toàn có thể rèn luyện được cho HS khả năng phát triển NL MHH toán học cho HS lớp 4 thông qua dạy học nội dung số và phép tính: Giúp HS có kĩ năng lựa chọn các phép toán, công thức số để trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng của tình huống/bài toán thực tiễn đơn giản; Giúp HS phát triển kỹ năng giải quyết được những vấn đề toán học trong mô hình được thiết lập khi đã chuyển tình huống thực tiễn trở thành một bài tập toán học; Giúp HS chuyển kết quả đã giải quyết trên mô hình toán học để trả lời cho tình huống thực tiễn đã đặt ra ban đầu.
|
|
14. TRẦN THỊ MAI LAN. Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 theo hướng phát triển năng lực người học//Tạp chí Thiết bị Giáo dục .- 2023 .- Số 286 Kì 1 tháng 4 .- tr.89-91
371(05)
TBGD – 00135
|
Tóm tắt:
Khuyến khích học sinh áp dụng những gì đã học vào cuộc sống. Trong đó, hoạt động trải nghiệm là quá trình học tập thông qua thực hành, thử nghiệm; học sinh có cơ hội áp dụng kiến thức và ý tưởng vào các tình huống thực tế trong đời sống mà học sinh là chủ thể. Môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 gồm những chủ đề có tính thực tiễn cao nên học tập trải nghiệm là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất để hướng dẫn học sinh vận dụng và phát triển tư duy sáng tạo đáp ứng chương trình, chương trình giáo dục phổ thông.
Bài viết trình bày khái niệm và quy trình tổ chức HĐTN trong dạy học môn TN&XH lớp 2.
|
|
15. LÊ THỊ THU HƯƠNG. Thiết kế một số tình huống vận dụng mô hình hóa toán học trong dạy học chủ đề các phép tính đối với số tự nhiên lớp 2//Tạp chí Thiết bị Giáo dục .- 2023 .- Số 292 Kì 1 tháng 7 .- tr.4-6
371(05)
TBGD – 00138
|
Tóm tắt:
Toán học có liên quan chặt chẽ và có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống và xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu phát triển mô hình trong dạy học Toán là rất cần thiết và phải được thực hiện ngay từ bậc tiểu học.
Bài viết trình bày một số vấn đề lý luận cơ bản về mô hình hóa toán học và từ đó đề xuất quy trình thiết kế các tình huống sử dụng mô hình toán học trong dạy học Toán. Đồng thời, minh họa quy trình đưa ra thông qua hình ảnh minh họa tình huống trong dạy học chủ đề tính số tự nhiên ở lớp 2.
|
|
16. TRẦN THỊ MAI LAN. Thiết kế trò chơi học tập để tổ chức dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 theo hướng phát triển năng lực người học//Tạp chí Thiết bị Giáo dục .- 2023 .- Số 290 Kì 1 tháng 6 .- tr.13-15
371(05)
TBGD – 00137
|
Tóm tắt:
Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 tập trung đổi mới phương pháp giáo dục, chuyển mạnh mẽ quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất người học. Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học là một phương pháp giáo dục trong đó học sinh tương tác, trải nghiệm, khám phá và giải quyết vấn đề trong môi trường học tập vui vẻ. Giáo viên gắn mục tiêu học tập với việc tổ chức trò chơi nhằm phát huy sự tham gia, tính tự chủ của học sinh, từ đó góp phần phát triển phẩm chất, năng lực của người học.
Bài viết này đề cập đến quá trình thiết kế trò chơi học tập để tổ chức dạy học các môn tự nhiên và xã hội ở lớp 2 theo hướng phát triển năng lực của người học.
Thiết kế trò chơi học tập để tổ chức dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 ở trường tiểu học trong các hoạt động khác nhau là một trong những phương pháp dạy học tích cực, HS vừa tích cực, vừa hứng thú và vui vẻ thực hiện hoạt động vui chơi trong học tập, từ đó kiến tạo được tri thức mới - đáp ứng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 theo hướng phát triển năng lực của người học.
|
|
17. LÂM THÙY DƯƠNG. Vận dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy học môn Toán lớp 5 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học//Tạp chí Thiết bị Giáo dục .- 2023 .- Số 288 Kì 1 tháng 5 .- tr.31-33
371(05)
TBGD – 00136
|
Tóm tắt:
Chủ nghĩa kiến tạo là một lý thuyết dạy học trong giáo dục. Lý thuyết kiến tạo được xây dựng trên cơ sở xem xét hoạt động học tập của học sinh. Đó là một trong những cơ sở lý luận của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Lý thuyết này khuyến khích người học khám phá và xây dựng kiến thức mới dựa trên kinh nghiệm và kiến thức hiện có của mình. Dạy học theo chủ nghĩa kiến tạo đòi hỏi người học phải chủ động học tập, phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề trong quá trình học tập.
Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến việc vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học Toán cho học sinh lớp 5 nhằm phát triển năng lực toán học, năng lực giải quyết vấn đề.
Cách thức dạy học này sẽ góp phần phát triển các phẩm chất và các năng lực tự chủ, năng động, sáng tạo,... của những nhân cách và sức lao động trong tương lai.
|
|
18. ĐOÀN THỊ MỸ LINH. Vận dụng phương pháp dạy học tích cực hình thành những phẩm chất và năng lực cho học sinh tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông năm 2018//Tạp chí Thiết bị Giáo dục .- 2022 .- Số 276 Kì 1 tháng 11 .- tr.74-76
371(05)
TBGD – 00130
|
Tóm tắt:
Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 được ban hành theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 nêu rõ mục tiêu giáo dục “Giúp người học làm chủ kiến thức phổ thông; biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống và tự học suốt đời; có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp; biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội; có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú; nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại" (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018). Mục tiêu giáo dục của chương trình giáo dục tổng thể cho thấy sự thay đổi từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Để đáp ứng mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, một trong những yếu tố quan trọng là việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để thu hút học sinh tích cực vào quá trình giáo dục.
|
|
19. NGUYỄN THỊ XUÂN YẾN. Xây dựng ngữ liệu đa phương thức rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản thông tin cho học sinh lớp 4//Tạp chí Giáo dục .- 2023 .- Tập 23 số 1 .- tr.1-7
371(05)
TCGD - 00239
|
Tóm tắt:
Xuất phát từ việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn cũng như xây dựng kho ngữ liệu đa phương thức nhằm rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản thông tin cho học sinh lớp 4, nghiên cứu này đã xây dựng hệ thống kho ngữ liệu đa phương thức dựa trên các nguyên tắc thiết kế đã đề xuất, cùng với quy trình khai thác kho ngữ liệu đa phương thức và một bộ tài liệu hướng dẫn dành cho giáo viên và học sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 8 ngữ liệu đa phương thức đã được xây dựng để hỗ trợ dạy đọc hiểu văn bản thông tin đáp ứng yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn năm 2018, chuẩn bị cho đầu năm học 2023-2024. Kết quả này góp phần nâng cao kỹ năng đọc văn bản thông tin của học sinh lớp 4 nói riêng và chất lượng dạy học tiếng Việt nói chung, thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
|
|
20. NGUYỄN MINH GIANG. Xây dựng Rubric đánh giá năng lực khoa học cho học sinh trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2//Tạp chí Giáo dục .- 2023 .- Tập 23 số 13 .- tr.23-28
371(05)
TCGD - 00248
|
Tóm tắt:
Đổi mới trong đánh giá chất lượng, năng lực của học sinh là yêu cầu bắt buộc khi thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018. Phiếu tự đánh giá là một trong những công cụ hữu ích và có hiệu quả cao trong việc đánh giá thường xuyên và định kỳ. Cụ thể, rubric là công cụ đánh giá rất phù hợp khi dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 nhằm hỗ trợ đánh giá năng lực khoa học của học sinh. Nghiên cứu đề xuất quy trình xây dựng phiếu đánh giá gồm 5 bước và thiết kế 6 phiếu đánh giá năng lực khoa học cho học sinh môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2. Các tiêu chí trong phiếu đánh giá được xây dựng dựa trên biểu hiện của từng thành phần năng lực khoa học cụ thể, những năng lực, phẩm chất chung được hình thành trong bài học. Kết quả nghiên cứu cho thấy các thang đánh giá này phù hợp để đánh giá năng lực, phẩm chất của học sinh và có thể áp dụng hiệu quả vào thực tiễn dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2.