TRƯỜNG TH&THCS BÌNH MINH
GIỚI THIỆU THƯ MỤC CHUYÊN ĐỀ
Đổi mới phương pháp dạy học tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông 2018
theo định hướng phát triển năng lực học sinh TH&THCS
-----------------------------------------------------------------
LỜI GIỚI THIỆU
Thầy cô thân mến!
Năm học 2021 - 2022 là năm học thứ hai toàn ngành GD&ĐT đang thực hiện chương trình GDPT 2018 đối với lớp 1, 2, 6 và chương trình GDPT hiện hành theo hướng tiếp cận đối với các lớp 3,4,5,7,8,9.
Trong tình hình cả nước đang gồng mình phòng chống dịch COVID-19, để vừa đảm bảo an toàn cho HS đến trường trong mùa dịch vừa giúp các em HS tiếp cận với chương trình GDPT 2018 theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bộ phận chuyên môn trường TH&THCS Bình Minh đã triển khai nhiều hoạt động sinh hoạt với các chuyên đề thiết thực mang tính sáng tạo cao trong dạy học. Góp phần vào chuỗi hoạt động chuyên môn của các tổ khối trong nhà trường, thư viện nhà trường tổ chức biên soạn thư mục chuyên đề “Đổi mới phương pháp dạy học tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo định hướng phát triển năng lực học sinh TH&THCS”.
Thư mục “Đổi mới phương pháp dạy học tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo định hướng phát triển năng lực học sinh TH&THCS” sẽ đáp ứng phần nào nhu cầu giảng dạy, học tập của giáo viên trong trường. Nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy - học của giáo viên và học sinh là yếu tố quan trọng, cần thiết.
Cuốn thư mục gồm 2 phần theo từng cấp học:
- Phần I: Đổi mới phương pháp dạy học cấp Tiểu học
- Phần II: Đổi mới phương pháp dạy học cấp THCS
Với 20 bài trích trong các tạp chí của ngành, được sắp xếp theo thứ tự tên bài viết để tiện cho việc tra tìm.
Trong quá trình biên soạn Thư mục không tránh khỏi thiếu xót và hạn chế, rất mong quý thầy cô góp ý nhằm xây dựng cho thư mục có chất lượng tốt hơn.
Hy vọng rằng thư mục chuyên đề “Đổi mới phương pháp dạy học tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo định hướng phát triển năng lực học sinh TH&THCS” sẽ là một tài liệu tham khảo bổ ích, góp phần đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới đánh giá kết quả học tập học sinh ở TH&THCS.
Chúc thầy cô thành công trong việc lựa chọn tài liệu mà mình cần, để đạt được kết quả cao trong giảng dạy và học tập.
Xin chân thành cảm ơn!
Bình Minh, ngày 21 tháng 02 năm 2022
CÁN BỘ THƯ VIỆN
Nguyễn Thị Tuyến
NỘI DUNG THU MỤC
PHẦN 1
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CẤP TIỂU HỌC
Tóm tắt:
Từ năm học 2020 - 2021, chương trình giáo dục phổ thông mới bắt đầu từ lớp 1. So với chương trình năm 2006, chương trình này có nhiều điểm mới. Mục tiêu dạy học hướng tới phẩm chất và năng lực của học sinh. Các nội dung dạy học được tích hợp và tổ chức theo mô hình hoạt động. Người thầy được chuyển từ vai trò người truyền thụ tri thức thành người tổ chức hoạt động dạy học. Học sinh chuyển từ vai trò thụ động sang vai trò chủ động tham gia vào quá trình học tập. Dạy tiếng Việt lớp 1 theo định hướng phát triển năng lực học sinh đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới là một yêu cầu cấp thiết hiện nay đối với các thầy cô giáo, tương lai chỉ ra nhng điểm mới trong dạy học Tiếng Việt lớp 1 và hướng dẫn sinh viên cách tiếp cận dạy học Tiếng việt lớp 1 theo định hướng phát triển năng lực đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới là hết sức cần thiết.
|
2. NGUYỄN THỊ VIỆT HÀ. Giáo dục công dan toàn cầu trong môn Đạo đức cấp Tiểu học (Chương trình giáo dục phổ thông 2018)//Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam .- 2021 .- số 47 .- tr.41-tr.45
KHGD - 00124
|
Tóm tắt:
Trong xu thế toàn cầu hoá, vấn đề giáo dục công dân toàn cầu đã và đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia. Việt Nam trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo với mục tiêu đào tạo ra những công dân có phẩm chất và năng lực đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế. Việc giáo dục công dân toàn cầu chính là góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
Bài viết trình bày về mục tiêu giáo dục công dân toàn cầu Việt Nam, xác định những địa chỉ có khả năng giáo dục công dân toàn cầu trong môn Đạo đức cấp Tiểu học, trên cơ sở đó đề xuất định hướng về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá kết quả giáo dục công dân toàn cầu.
|
3. NGUYỄN THỊ TRÚC MINH. Một số biện pháp phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh tiểu học trong dạy học giải toán có nội dung hình học//Tạp chí Giáo dục .- 2021 .- tập 22(số 2) .- tr.13-tr.16
TCGD – 00214
|
Tóm tắt:
Tư duy sáng tạo, một hình thức tư duy độc lập đưa ra những ý tưởng độc đáo và có hiệu quả cao trong việc giải quyết vấn đề, là một trong những kiểu tư duy quan trọng nhất của con người. Trên cơ sở làm rõ khái niệm và đặc điểm của tư duy sáng tạo, nghiên cứu đề xuất một số biện pháp phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh tiểu học trong dạy học các bài toán hình học. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu giáo dục hiện nay, điều cốt yếu là giáo viên phải sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp với từng nội dung dạy học nhằm phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; từ đó nâng cao tư duy sáng tạo của học sinh và chất lượng giảng dạy.
Tóm tắt:
Mục tiêu cuối cùng của môn Tiếng Việt ở tiểu học là hình thành và phát triển các kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh (bao gồm kĩ năng nghe, nói, đọc, viết). Cụ thể, kỹ năng viết nói chung và kỹ năng viết văn tự sự nói riêng không chỉ giúp học sinh hình thành ngôn ngữ mà còn phát triển tư duy và nhân cách cho học sinh. Trên thực tế, trình độ viết của học sinh hiện nay chưa cao với những bài văn mẫu cố định, thiếu ý tưởng và tính sáng tạo. Vì vậy, cần phải đề ra những phương pháp viết sáng tạo để giải quyết những vấn đề thực tiễn trong dạy và học tập làm văn ở cấp tiểu học.
Với những hiểu biết về sáng tác văn học và đặc điểm của thể loại văn thuyết minh, bài viết xin đề xuất một số kỹ thuật viết văn sáng tạo. Những kỹ thuật này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học chữ viết tiếng Việt ở tiểu học nói riêng.
Tóm tắt:
Dạy đọc theo định hướng phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 2 là rèn luyện các kỹ năng đọc theo trình tự từ dễ đến khó, đọc hiểu, đọc sáng tạo, đọc thẩm mỹ, hình thành năng lực thẩm mỹ, óc thẩm mỹ, gợi mở, liên tưởng, tưởng tượng, tư duy.
Bài viết trình bày thực trạng, giải pháp và phương pháp dạy học đọc hiểu văn bản nhằm phát triển năng lực giao tiếp.
Hiện nay, chương trình tiếng Việt ở Tiểu học đang nhấn mạnh vào định hướng dạy học Tiếng Việt để phát triển năng lực giao tiếp. Theo Từ điển Thuật ngữ ngôn ngữ học, giao tiếp là “sự thông báo hay truyền đạt thông báo nhờ một hệ thống mã hoá nào đó”. Dạy học theo hướng phát triển năng lực giao tiếp sẽ tạo ra được các tình huống, gợi động cơ ngay phần “khởi động” bài mới để kích thích nhu cầu giao tiếp cho học sinh, cung cấp cách đọc, cách tiếp cận, khám phá những vấn đề về nội dung và nghệ thuật, từ đó hình thành cho học sinh năng lực tự đọc một cách tích cực, chủ động mang sắc thái cá nhân. Phân môn Tập đọc có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nếu chỉ rèn kỹ năng đọc thì giờ tập đọc không chỉ đi đến đích của việc dạy tìm hiểu bài mà không rèn kỹ năng hiểu, còn nếu chỉ chú ý đến cách hiểu thì lại thành giảng văn. Chính vì vậy, dạy học đọc - hiểu phải chú ý phù hợp với HS tiểu học nhất là HS lớp 2.
Tóm tắt:
Bài viết chỉ ra một số vấn đề về phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trong dạy học môn Toán ở tiểu học. Trên cơ sở những nghiên cứu về phẩm chất của tư duy sáng tạo, tác giả trình bày các quy trình hướng dẫn học sinh khai thác các bài toán nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh tiểu học.
Rèn luyện khả năng sáng tạo cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng của nhà trường phổ thông nói chung, dạy học môn Toán cho học sinh tiểu học nói riêng. Bài viết tập trung vào vấn đề phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học môn Toán ở tiểu học.
Tóm tắt:
Dạy học nói chung, dạy học môn Toán nói riêng cần tăng cường kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh. Trong dạy học môn Toán, giáo viên cần thiết kế và tổ chức các hoạt động vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn.
Bài viết trình bày quy trình thiết kế, tổ chức các hoạt động vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn dạy học môn Toán ở tiểu học và lấy ví dụ minh họa trong môn Toán lớp 4 (Chương trình GDTX 2018) đảm yêu cầu cần đạt của chương trình thì HS cần Chương trình Giáo dục phổ thông môn Toán chiếm lĩnh những tri thức nào? Đạt được kĩ năng gì? phát triển phẩm chất, năng lực.
Tóm tắt:
Tích hợp là một định hướng dạy học giúp học sinh giải quyết hiệu quả các vấn đề trong học tập và cuộc sống. Dựa trên quan điểm tích hợp, bài viết trình bày các bước thiết kế và ví dụ về một số tình huống dạy một số nội dung về số thập phân cho học sinh lớp 5. Các tình huống này có mối quan hệ toán học với thực tiễn cũng như với một số môn học khác phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh lớp 5. Từ cách tiếp cận này, việc thiết kế các tình huống dạy học cho các nội dung khác có thể được triển khai theo hướng tích cực, góp phần nâng cao hứng thú và hiệu quả dạy học Toán học ở trường tiểu học.
Tóm tắt:
Xây dựng tình huống giao tiếp giả định nhằm đưa ra một tình huống giao tiếp chứa đựng nội dung kiến thức bài giảng để học sinh tìm cách giải quyết, từ đó truyền tải nội dung bài học một cách sinh động, sâu sắc, giúp các em tự nhận thức vấn đề một cách dễ dàng hơn, một cách chủ động và hào hứng.
Trong bài viết này, chúng ta tìm hiểu thực trạng tổ chức trò chơi học tập trong dạy học Tiếng Việt và đề xuất xây dựng tình huống giao tiếp giả định trong việc tổ chức trò chơi học tập với mong muốn giúp học sinh lớp 1 phát huy năng lực giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Quá trình vận dụng phương pháp này trong dạy học trò chơi cần có kế hoạch chặt chẽ, rõ ràng về nội dung, thời gian và phương pháp thực hiện để đảm bảo mục tiêu hình thành và phát triển năng lực học sinh.
PHẦN 2
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CẤP THCS
Tóm tắt:
Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 theo định hướng phát triển năng lực đã và đang được triển khai ở các cấp học thuộc hệ thống Giáo dục phổ thông ở Việt Nam. Chương trình bao gồm các quan điểm xây dựng mục tiêu; cấu trúc nội dung; phương pháp, phương tiện; đánh giá kết quả giáo dục … được xây dựng, thiết kế nhằm tạo cơ hội hình thành và phát triển năng lực chung, cũng như các năng lực đặc thù (năng lực môn học) cho học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện tại các nhà trường phổ thông. Là một trong những môn học chính, giáo dục thể chất không chỉ góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung mà còn giúp học sinh phát triển các năng lực thể chất. Trong bối cảnh Chương trình Giáo dục thể chất 2018 bắt đầu được triển khai ở lớp 6 cấp Trung học cơ sở từ năm học 2021 - 2022, để góp phần nâng cao hiệu quả trong triển khai Chương trình mới, bài viết tìm hiểu những điểm ưu việt của Chương trình Giáo dục thể chất 2018 cấp Trung học cơ sở so với Chương trình Thể dục hiện hành, từ đó đề xuất một số định hướng về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm tạo cơ hội hình thành và phát triển năng lực thể chất cho học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục đã đề ra.
Tóm tắt:
Thiết bị dạy học là một yếu tố không thể thiếu được trong quá trình dạy học. Nó thể hiện nội dung dạy học, phương pháp dạy học của các môn học. Đối với môn Địa lí, thiết bị dạy học càng có vai trò quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Để mang lại hiệu quả sử dụng, thiết bị dạy học cần phải nâng cao năng lực cho giáo viên. Trong quá trình dạy học, giáo viên phải khai thác triệt để những kiến thức chứa đựng trong từng thiết bị dạy học; vận dụng linh hoạt các thiết bị dạy học; sử dụng thiết bị dạy học tích hợp, liên môn; tăng cường sử dụng công nghệ thông tin để khắc phục một số hạn chế của thiết bị dạy học; tăng cường kiểm tra đánh giá gắn với thiết bị dạy học, nhất là gắn với bối cảnh thực tiễn.
Dạy học Địa lí cần phải có sự hỗ trợ của TBDH. Với bối cảnh hiện nay đang bắt đầu thay đổi CT và sách giáo khoa: CT mới bắt đầu được triển khai, CT hiện hành vẫn đang thực hiện. CT mới xây dựng theo hướng phát triển năng lực, CT hiện hành xây dựng theo hướng trang bị kiến thức cho HS. Dù là dạy học theo CT mới hay CT hiện hành, để nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH buộc GV phải đổi mới PPDH, khai thác tốt những kiến thức chứa đựng trong các TBDH, thậm chí tự làm thiết bị để dạy học.
Tài liệu giới thiệu một số giải pháp về sử dụng TBDH Địa lí trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học. Hi vọng sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học Địa lí theo định hướng phát triển năng lực HS.
Tóm tắt:
Ngoài nội dung giáo dục công nghệ, chương trình môn công nghệ nói chung và THCS nói riêng còn tích hợp giáo dục STEM cả về nội dung và định hướng phương pháp dạy học. Vì vậy, để thực hiện dạy học hiệu quả, giáo viên Công nghệ THCS phải được bồi dưỡng phát triển năng lực dạy học STEM. Tuy nhiên, hiện nay, các lớp bồi dưỡng năng lực dạy học STEM cho giáo viên Công nghệ THCS vẫn chưa được xây dựng phù hợp với đặc thù của môn học Công nghệ. Thông qua việc phân tích các đặc điểm của giáo dục STEM, năng lực giảng dạy STEM của giáo viên và quy trình xây dựng chương trình bồi dưỡng theo năng lực, kết quả nghiên cứu nhằm xây dựng chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học STEM cho giáo viên Công nghệ ở trường THCS, đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ban hành năm 2018.
Tóm tắt:
Việc dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh là một yêu cầu tất yếu của các trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay. Năng lực giao tiếp Toán học là một trong những năng lực Toán học đặc thù, cần thiết phải phát triển cho học sinh trong quá trình dạy học Toán. Môn Hình học với những đặc trưng về kí hiệu, hình vẽ, ngôn ngữ Toán học.. có ưu thế trong việc phát triển năng lực giao tiếp Toán học cho học sinh.
Tác giả bài viết đề xuất một số biện pháp dạy học Hình học có thể sử dụng nhằm phát triển năng lực giao tiếp Toán học cho học sinh. Cụ thể như:
- Rèn luyện cho học sinh sử dụng ngôn ngữ, kí hiệu, công thức, hình vẽ chuẩn xác trong học tập;
- Rèn luyện cho học sinh khả năng chuyển đổi ngôn ngữ giữa ngôn ngữ thông thường, hình vẽ, kí hiệu trong quá trình học tập;
- Rèn luyện cho học sinh sử dụng các quy tắc suy luận để có lập luận logic, chính xác, khoa học;
- Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Phát triển năng lực giao tiếp Toán học cho HS là vấn đề đã được nhiều nhà khoa học và các GV quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, để áp dụng một cách hiệu quả trong dạy học, cần có một số biện pháp cụ thể, dễ thực hiện đối với phần đông GV. Các gợi ý mà tác giả đưa ra xuất phát từ kinh nghiệm thực tế dạy học THCS trong nhiều năm. Hi vọng đóng góp thêm một số biện pháp để GV có thể thực hiện trong dạy học với định hướng phát triển năng lực cho HS, phù hợp với yêu cầu của Chương trình GDPT trong giai đoạn hiện nay.
Tóm tắt:
Giáo dục trải nghiệm là một hình thức học tập thực hành bắt đầu bằng trải nghiệm cụ thể. Sau khi giải quyết một vấn đề, người học suy ngẫm về quá trình và có thể áp dụng các bài học vào cuộc sống của họ một cách rộng rãi hơn. Dạy học trải nghiệm là một trong những chiến lược để đạt được các mục tiêu giáo dục đã xác định trong nền giáo dục Việt Nam đang chuyển từ phương pháp tiếp cận dựa trên nội dung sang phương pháp dựa trên năng lực.
Mục đích của bài viết này là thảo luận những vấn đề cơ bản của dạy học trải nghiệm và thiết kế một số hoạt động dạy học trải nghiệm trong môn Địa lý 6 trường trung học cơ sở nhằm nâng cao năng lực nhận thức khoa học địa lý của học sinh.
Nội dung gồm có:
- Dạy học trải nghiệm trong chương trình GDPT;
- Phát triển năng lực nhận thức khoa học Địa lí thông qua dạy học trải nghiệm.
Phát triển năng lực nhận thức khoa học địa lí thông qua dạy học trải nghiệm đồng nghĩa với tư duy về không gian, về mối quan hệ nhân quả trong tự nhiên, trong cuộc sống. Đây là cơ hội để phát triển năng lực và nhân cách học sinh sau này.
Tóm tắt:
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018 đã xác định năng lực hợp tác là một trong những năng lực cốt lõi cần hình thành và phát triển cho học sinh. Dạy học theo góc là một phương pháp dạy học tích cực phù hợp với việc phát triển năng lực của học sinh, đặc biệt là năng lực hợp tác.
Trong bài viết này, tác giả đã xây dựng tiến trình dạy học theo góc độ phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học học phần: “Sinh học và môi trường” (Sinh học 9). Thông qua quy trình tổ chức dạy học theo góc độ đã đề xuất, giáo viên vừa nâng cao chất lượng dạy học bộ môn vừa phát triển năng lực hợp tác cho học sinh.
Bài viết tập trung phân tích các đặc trưng của năng lực hợp tác cũng như đặc điểm của “Dạy học theo góc”, đề xuất quy trình “Dạy học theo góc” giúp giáo viên hiểu và áp dụng trong dạy học phần: “Sinh vật và môi trường” (Sinh học 9) nhằm phát triển năng lực hợp tác cho HS.
Tóm tắt:
Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên được xây dựng trên quan điểm dạy học tích hợp. Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cũng là một phương pháp dạy học tích hợp trong bộ môn Khoa học tự nhiên.
Bài viết trình bày khái quát về hoạt động trải nghiệm trong bộ môn Khoa học tự nhiên; từ đó đề xuất quy trình và ví dụ minh họa về thiết kế hoạt động trải nghiệm thăm quan nhằm phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho học sinh trong dạy học Khoa học tự nhiên 8. Kết quả nghiên cứu cho thấy học sinh có thể thống kê các loài trong các quần xã sinh vật khác nhau của hệ sinh thái, từ đó xây dựng thức ăn, chuỗi và mạng, đề xuất các biện pháp phát triển bền vững hệ sinh thái đã được xác nhận. Tiềm năng khoa học tự nhiên và nhận thức về môi trường của học sinh được phát triển thông qua việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm theo hình thức thăm quan.
Tóm tắt:
Dạy học dựa trên năng lực đang là xu hướng giáo dục hiện nay của các nước trên thế giới. Năng lực mô hình toán học rất quan trọng trong việc học toán, và là cơ sở để giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tiễn cũng như học các môn học khác. Hơn nữa, hệ phương trình tuyến tính với hai ẩn số là một khái niệm quan trọng trong toán học, có tiềm năng lớn để phát triển năng lực mô hình toán học.
Trong bài viết này, tác giả thiết kế một tình huống dạy học để dạy khái niệm Hệ phương trình tuyến tính có hai ẩn số nhằm phát triển năng lực mô hình toán học cho học sinh lớp 9.
Nội dung cụ thể gồm:
- Quan niệm về năng lực toán học;
- Các biểu hiện năng lực mô hình hóa toán học cấp THCS;
- Các yếu tố cần quan tâm trong thiết kế tình huống dạy học khái niệm hệ phương trình bậc nhất hai ẩn;
- Thiết kế tình huống dạy học khái niệm hệ phương trình bậc nhất hai ẩn.
Việc thiết kế tình huống dạy học hệ phương trình bậc nhất hai ẩn nhằm phát triển năng lực mô hình toán học cho học sinh lớp 9 là điều cần thiết, mô hình hệ phương trình bậc nhất hai ẩn có liên quan đến thực tế khá phong phú.
Tóm tắt:
Bài viết trao đổi một số vấn đề về phương pháp dạy học STEM trong môn toán với chủ đề hình chóp ở lớp 9.
- Đặc trưng của giáo dục STEM;
- Quy trình thiết kế kỹ thuật;
- Thiết kế tình huống dạy học chủ đề “Thiết kế mũ sinh nhật”;
- Xây dựng tiêu chí đánh giá sản phẩm;
- Thực hành thiết kế chiếc mũ sinh nhật.
Việc thiết kế tình huống giáo dục STEM theo quy trình thiết kế kỹ thuật lfa cần thiết. Để việc thực hiện dạy học theo định hướng giáo dục STEM thành công thì GV phải xây dựng cấu trúc rõ ràng, hệ thống câu hỏi cụ thể, thống nhất giữa ý tưởng, thiết kế, thực hiện.
Tóm tắt:
Phiếu tự đánh giá là một công cụ đánh giá chỉ ra rõ ràng các tiêu chí thành tích trên tất cả các thành phần của bất kỳ loại bài tập nào của học sinh, từ văn bản đến lời nói,
đến hình ảnh. Việc tạo phiếu tự đánh giá có thể giúp giáo viên đánh dấu các bài tập, sự tham gia vào lớp học hoặc điểm tổng thể. Tuy nhiên, khi dạy truyện ngắn, giáo viên đã không sử dụng phiếu tự đánh giá như một công cụ đánh giá hình thức để đo lường trình độ của học sinh. Vì vậy, sau khi xem xét các tài liệu trong quá khứ và hiện tại về chủ đề này, nghiên cứu này mô tả việc thiết kế phiếu đánh giá hỗ trợ việc dạy và học truyện ngắn nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Kết quả cho thấy phiếu tự đánh giá cung cấp đủ độ tin cậy và giá trị hợp lệ được báo cáo trong tài liệu cho phiếu đánh giá. Bên cạnh đó, bài báo bao gồm một số phân tích mẫu để làm sáng tỏ ứng dụng của nó.
Tóm tắt:
Chương trình giáo dục phổ thông trung học năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, môn Lịch sử và Địa lý bắt buộc đối với học sinh từ lớp 4 đến lớp 9. Đặc biệt, trong chương trình lớp 7, các môn học tích hợp và liên môn đã được lần đầu tiên được thêm vào chương trình giảng dạy. Vì vậy, trong bài viết này, tác giả không chỉ tiến hành nghiên cứu bản chất, ý nghĩa của việc tổ chức dạy học theo chủ đề mà còn đề xuất một số phương pháp tổ chức dạy học theo chủ đề “Khám phá địa lí” trên lớp. Tất cả những phương pháp này đều có thể nâng cao chất lượng dạy học bộ môn theo hướng đổi mới giáo dục.