PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH GIANG
TRƯỜNG TH&THCS BÌNH MINH
Video hướng dẫn Đăng nhập

THƯ VIỆN TRƯỜNG TH&THCS BÌNH MINH

THƯ MỤC CHUYÊN ĐỀ

Đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Khối Tiểu học

 

LỜI GIỚI THIỆU

Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học – từ chỗ quan tâm tới việc học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học được cái gì qua việc học. Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhắm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục. Trước bối cảnh đó cũng như để chuẩn bị cho quá trình đổi mới chương trình, việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học là cần thiết.

Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV – HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.

Trong những năm qua, toàn thể giáo viên cả nước đã thực hiện nhiều công việc trong đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã đạt được những thành công bước đầu. Đây là những tiền đề vô cùng quan trọng để chúng ta tiến tới việc việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của của các nhà trường, thấy rằng sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh… chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức. Việc rèn luyện kỹ năng chưa được quan tâm. Hoạt động kiểm tra, đánh giá chưa thực sự khách quan, chính xác(chủ yếu tái hiện kiến thức), chú trọng đánh giá cuối kì chưa chú trọng đánh giá quá trình. Tất cả những điều đó dẫn tới học sinh học thụ động, lúng túng khi giải quyết các tình huống trong thực tiễn.

Vì những lí do trên, chúng tôi chọn nội dung: “Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh - Khối Tiểu họclàm đề tài để giúp thầy cô có cái nhìn sâu sắc hơn về cách dạy và học cũng như cách đánh giá theo phương pháp mới này.

Thư mục gồm 14 bài viết xoay quanh vấn đề dạy và học học sinh tiểu học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Các tài liệu được sắp xếp theo thứ tự chữ cái tên bài viết.

Với thời gian có hạn nên không thể cung cấp hết các tài liệu tới quý thầy cô. Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu xót, rất mong sự góp ý của quý thầy cô để cuốn thư mục được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Bình Minh, ngày 16 tháng 10 năm 2020

Cán bộ thư viện

Nguyễn Thị Tuyến

 

MỤC LỤC

 

Nội dung

Trang

Lời giới thiệu

1

Mục lục

3

Nội dung bản thư mục

4

1. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn chương cho học sinh lớp 4 trong phân môn Tập đọc

4

2. Dạy học môn Toán lớp 4 theo hướng phát triển năng lực học sinh

5

3. Dạy học sinh lớp 4 làm văn tả cây cối theo hướng trải nghiệm sáng tạo ngoài không gian lớp học

6

4. Dạy học yếu tố hình học trong môn Toán lớp 5 theo hướng trải nghiệm sáng tạo

7

5. Dạy Luyện từ và câu lớp 2 theo hướng phát huy tính tích cực cho học sinh qua trò chơi

8

6. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh

9

7. Hình thành và phát triển năng lực tư duy logic cho học sinh qua dạy học giải toán ở trường Tiểu  học

10

8. Khắc phục lối truyền thụ một chiều trả về đúng nghĩa dạy học là chuối hoạt động điều khiển

11

9. Nâng cao khả năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 thông qua phân môn Tập làm văn ở buổi 2

12

10. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề gắn với thực tiễn cho học sinh thông qua dạy học môn Toán lớp 4

13

11. Thiết kế hệ thống bài tập hình học cho học sinh lớp 5 nhằm phát triển tư duy sáng tạo

14

12. Xây dựng bài tập dạy từ trái nghĩa bằng các hình thức mới cho học sinh tiểu học trong môn Tiếng Việt

15

13. Xây dựng bài tập rèn luyện khả năng suy luận logic qua dạy học số học cho học sinh lớp 4

16

14. Xây dựng kế hoạch bài học môn Toán tiểu học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất trên chương trình và SGK hiện hành

17

 

NỘI DUNG THƯ MỤC

 

      1. NGUYỄN BÍCH PHƯỢNG. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn chương cho học sinh lớp 4 trong phân môn Tập đọc//Thế giới trong ta .- 2019 .- CĐ Số 187 .- tr.34 .- tr.40

 

TGTT - 00365

Tóm tắt:

Bài viết đưa ra một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn chương cho học sinh lớp 4 trong phân môn Tập đọc.

Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn chương trong tiết Tập đọc có nhiệm vụ sau:

- Giúp HS nhận biết nhanh, nhạy, chính xác các tín hiệu nghệ thuật trong tác phẩm.

- Giúp HS xác định đúng nội dung chính của tác phẩm.

- Giúp HS hình thành một số kĩ năng sơ giản trong phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật tác phẩm.

- Giúp HS hình thành và phát triển tình cảm, tâm hồn, nhân cách, …

Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn chương cho HS là một quá trình rèn luyện toàn diện, trong đó cần bổ sung cho học sinh những nội dung thiết yếu về từ ngữ, biện pháp nghệ thuật, kĩ năng phân tích nội dung, nghệ thuật bài văn, bài thơ. Một khi các em được bồi dưỡng đủ, có kĩ năng cảm thụ thì các em sẽ nhận thức được cái đẹp tinh tế của tác phẩm thông qua phân tích tác phẩm đó.

 

     2. NGUYỄN THỊ THANH THÚY. Dạy học môn Toán lớp 4 theo hướng phát triển năng lực học sinh//Thế giới trong ta .- 2018 .- CĐ Số 182 .- tr.20 .- tr.24

 

 

TGTT - 00339

Tóm tắt:

Bài viết đưa ra cách thiết kế bài dạy theo hướng phát triển năng lực học sinh và một số ví dụ cụ thể.

Một số lưu ý để dạy học theo hướng phát triển năng lực người học có hiệu quả hơn.

- Giáo viên cần tạo được không khí vui tươi, thoải mái cho lớp học, có thể chỉ bằng những câu nói, tiếng cười, nét mặt vui vẻ của giáo viên.

- Các hoạt động khởi động cần nhẹ nhàng, tạo được hứng thú cho học sinh để bắt đầu giờ học.

- Giáo viên phải luôn tôn trọng ý kiến trả lời của học sinh, không nên gò ép học sinh vào khuôn phép cứng nhắc, tránh thái độ yêu cầu học sinh trả lời theo ý của mình.

- Khuyến khích động viên học sinh một cách tế nhị, luôn đánh giá học sinh dựa trên sự tiến bộ, sự thành công của chính các em.

- Giáo viên cần định hướng cho học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống thực tiễn thông qua những ví dụ rất thực tế, gần gũi với học sinh.

- Giáo viên cần sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học và thay đổi hình thức dạy học để phù hợp với nội dung từng bài.

- Kịp thời phát hiện những học sinh có năng khiếu học Toán cũng như nắm bắt những em chưa hoàn thành môn Toán để có những định hướng đúng đắn cho các em trong dạy học.

 

     3. NGUYỄN THỊ AN. Dạy học sinh lớp 4 làm văn tả cây cối theo hướng trải nghiệm sáng tạo ngoài không gian lớp học//Thế giới trong ta .- 2018 .- CĐ Số 186 .- tr.33 .- tr.37

 

 

TGTT - 00349

Tóm tắt:

Bài viết giới thiệu tới bạn đọc hình thức tổ chức dạy học có nhiều lợi thế để phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh, một năng lực cần thiết cho tất cả mọi môn học theo hướng trải nghiệm sáng tạo ngoài không gian lớp học.

Các tiết học được tổ chức ngoài thiên nhiên với hình thức đa dạng, phong phú giúp học sinh không nhàm chán, kiến thức của bài học được rút ra một cách nhẹ nhàng, chủ động, thực tế nên các em hiểu sâu và nhớ lâu.

Các bước xây dựng tiết học ngoài không gian lớp học:

Bước 1: Xây dựng kế hoạch tổ chức bài dạy ngoài thiên nhiên.

Bước 2: Tiến hành dạy học ngoài thiên nhiên.

Bước 3: Tổng kết.

Giáo viên chú ý cung cấp, định hướng một số nguồn khác để học sinh có cơ hội khám phá thêm nội dung liên quan đến bài học, cùng đánh giá về hiệu quả của bài học đối với bản thân, rút ra bài học, liên hệ bản thân.

 

      4. VŨ THỊ HƯƠNG. Dạy học yếu tố hình học trong môn Toán lớp 5 theo hướng trải nghiệm sáng tạo//Thế giới trong ta .- 2018 .- CĐ Số 183 .- tr.32 .- tr.39

 

 

TGTT - 00340

Tóm tắt:

Bài viết đưa ra một số nguyên tắc thiết kế và các biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học trong môn Toán lớp 5 theo hướng trải nghiệm sáng tạo.

Dạy học môn Toán theo hướng trải nghiệm sáng tạo là hoạt động dạy – học mà ở đó HS cần phải vận dụng vốn kinh nghiệm về toán học của bản thân để trải nghiệm, phân tích, khái quát hóa thành kiến thức và vận dụng để giải quyết các vấn đề thực tiễn trên cơ sở sáng tạo và phù hợp với nội dung môn học.

Một số nguyên tắc thiết kế và tổ chức:

- Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu dạy học;

- Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học;

- Nguyên tắc đảm bảo tính sư phạm;

- Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn;

- Nguyên tắc đảm bảo tính đa dạng, phong phú.

 

5. NGUYỄN THỊ HẰNG. Dạy Luyện từ và câu lớp 2 theo hướng phát huy tính tích cực cho học sinh qua trò chơi//Thế giới trong ta .- 2019 .- CĐ Số 188 .- tr.14 .- tr.23

 

 

TGTT - 00367

Tóm tắt:

Bài viết giới thiệu một số trò chơi trong dạy Luyện từ và câu lớp 2 theo hướng phát huy tính tích cực cho học sinh.

- Trò chơi: Tìm nhanh các từ cùng chủ đề.

- Trò chơi: Thi đặt câu theo mẫu.

- Trò chơi: Tìm nhanh từ có tiếng giống nhau.

- Trò chơi: Thi ghép tiếng thành từ.

- Trò chơi: Ghép nhanh tên cho sự vật.

- Trò chơi: Kẻ giấu mặt là ai ?

- Trò chơi: Phân nhanh các nhóm từ.

- Trò chơi: Tìm nhanh các từ trái nghĩa.

- Trò chơi: Thi đặt câu theo tranh.

Để phương pháp trò chơi thực sự có hiệu quả trong giờ học Luyện từ và câu ở lớp 2 thì mỗi giáo viên phải lựa chọn trò chơi hay và hiệu quả nhất cho mỗi bài dạy. Đổi mới trò chơi, vận dụng để giải bài tập, giáo viên chỉ nên tổ chức một lần trong tiết dạy và không phải bài nào cũng bắt buộc có trò chơi. Cần phối hợp liên hoàn, linh hoạt và sáng tạo giữa các phương pháp truyền thống, phương pháp mới và trò chơi để tiết học sôi nổi, hứng thú và hiệu quả.

 

       6. NGUYỄN TRỌNG HOÀN. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh//Thế giới trong ta .- 2020 .- CĐ Số 199 .- tr.11 .- tr.19

 

 

TGTT - 00437

Tóm tắt:

Bài viết đưa ra một số nội dung về đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh như:

- Định hướng về mục tiêu giáo dục.

Sự kết hợp hài hòa giữa dạy kiến thức công cụ với kiến thức phương pháp, đặc biệt chú trọng dạy cách học, phương pháp tự học để người học có năng lực học tập suốt đời được xác định là yếu tố quan trọng và nổi bật trong chướng trình giáo dục phổ thông mới.

- Những hướng tiếp cận năng lực.

Để phát triển năng lực của học sinh, có thể dựa trên những nguyên tắc:

+ Sự tồn tại của phương pháp là cụ thể, do vậy, tất cả học sinh đều sẽ tiến bộ nếu được giáo viên hướng dẫn cách học tập phù hợp với từng học sinh.

+ Để không có học sinh nào bị “bỏ quên” trong lớp, khi giao nhiệm vụ học tập cần quan tâm đến sự sẵn sàng, hào hứng và tự tin của học sinh.

+ Kết quả học tập là sự tiến bộ thông qua các kĩ năng học sinh đạt được trong quá trình học tập chứ không chỉ là điểm số.

+ Khích lệ kịp thời những ý kiến đề xuất có tính sáng tạo của học sinh.

- Những điều kiện bảo đảm.

 

      7. NGUYỄN VĂN HÀ. Hình thành và phát triển năng lực tư duy logic cho học sinh qua dạy học giải toán ở trường Tiểu  học// Tạp chí Thiết bị Giáo dục  .- 2019 .- Số 196 .- tr.1 .- tr. 3

 

 

TBGD - 00088

Tóm tắt:

Bài viết đưa ra các biện pháp sư phạm cần thiết để hình thành, phát triển tư duy logic cho học sinh thông qua giải bài tập toán ở Tiểu học.

Thứ nhất là nhận định được năng lực và năng lực toán học của học sinh.

Thứ hai là phép suy diễn và chứng minh toán học ở Tiểu học.

Thứ ba là ứng dụng phép suy diễn qua dạy học giải toán ở Tiểu học.

Đặc trưng nổi bật tư duy của học sinh tiểu học là tư duy cụ thể, mọi suy nghĩ của học sinh gắn liền với việc quan sát thực tiễn cuộc sống hàng ngày.

 

      8. PHẠM ĐĂNG KHOA. Khắc phục lối truyền thụ một chiều trả về đúng nghĩa dạy học là chuối hoạt động điều khiển//Thế giới trong ta .- 2019 .- CĐ Số 196 .- tr.26 .- tr.31

 

 

TGTT - 00429

Tóm tắt:

Bài viết đưa ra một giải pháp khắc phục “lối truyền thụ một chiều”, tổ chức dạy học điều khiển.

Chúng ta cần phải nhận dạng được thế nào là dạy học theo lối “truyền thụ một chiều”. Lối dạy học này rất dễ nhận thấy, đó là trong giờ học, giáo viên yêu cầu học sinh tập trung chú ý nghe giáo viên giảng, theo dõi giáo viên làm. Chiều ngược lại, học sinh tiến hành học qua các hoạt động của giác quan hay thao tác tư duy nào, gặp khó khăn gì trong học tập thì không được quan tâm.

Các giải pháp khắc phục:

- Nắm vững lí luận nhận thức để chỉ ra giải pháp khắc phục “lối truyền thụ một chiều”.

- Nắm vứng yêu cầu các khâu của quá trình dạy học để thực hiện dạy học điều khiển.

- Khắc phục hạn chế của việc vận dụng quá trình dạy học.

- Thực hiện dạy học là hoạt động điều khiển của giáo viên.

- Vận dụng các kĩ thuật học tập tích cực, các mô hình đổi mới đồng bộ vào thực tiễn nhà trường.

 

    9. NGUYỄN THỊ THANH XUÂN. Nâng cao khả năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 thông qua phân môn Tập làm văn ở buổi 2//Thế giới trong ta .- 2018 .- CĐ Số 184 .- tr.19 .- tr.24

 

 

TGTT - 00345

Tóm tắt:

Bài viết đưa ra một số thực trạng và các biện pháp nhằm nâng cao khả năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 thông qua phân môn Tập làm văn ở buổi 2.

Việc áp dụng các biện pháp nâng cao khả năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 thông qua môn Tập làm văn ở buổi 2 tạo ra một sân chơi bổ ích. Qua việc thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, vui và bổ ích, cùng với việc tham gia các hoạt động tập thể, các em được “học mà chơi, chơi mà học”.  Các em vô cùng hào hứng với các bài tập tình huống gắn với thực tế cuộc sống vừa gần gũi vừa tạo ra các cơ hội để học sinh được rèn luyện kĩ năng giao tiếp, các em không còn bỡ ngỡ với các tình huống tương tư ngoài thực tế cuộc sống.

 

10. TRẦN NGỌC BÍCH. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề gắn với thực tiễn cho học sinh thông qua dạy học môn Toán lớp 4//Tạp chí Thiết bị Giáo dục .- 2019 .- Số 192 .- tr.4 .- tr.6

 

 

TBGD - 00086

Tóm tắt:

Bài viết đưa ra một số nội dung về phát triển năng lực giải quyết vấn đề gắn với thực tiễn cho học sinh thông qua dạy học môn Toán lớp 4. Với các nội dung nghiên cứu:

- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề gắn với thực tiễn trong tất cả các khâu của quá trình dạy học.

- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua việc vận dụng kiến thức toán học vào giải quyết các tình huống thực trong thực tiễn.

- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề gắn với thực tiễn thông qua hoạt động ngoại khóa toán học.

Trong dạy học nói chung, dạy học môn Toán nói riêng giáo viên cần tạo được ra nhiều cơ hội cho học sinh phát triển năng lực. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề gắn với thực tiễn giúp học sinh thấy được sự vận dụng toán học vào thực tiễn, thấy được môn Toán không khô khan, không xa rời thực tiễn và phục vụ thực tiễn.

 

      11. LÂM THÙY DƯƠNG. Thiết kế hệ thống bài tập hình học cho học sinh lớp 5 nhằm phát triển tư duy sáng tạo//Tạp chí Thiết bị Giáo dục .- 2019 .- Số 194 .- tr.25 .- tr.27;tr.54

 

 

TBGD - 00087

Tóm tắt:

Bài viết đưa ra một số nội dung về rèn luyện tư duy sáng tạo, giúp học sinh có những bước đi đầu tiên, cơ bản trong quá trình nhận thức thế giới khách quan một cách ngày càng bản chất hơn. Với các nội dung nghiên cứu:

- Tư duy và tư duy sáng tạo.

- Một số biểu hiện đặc trưng của học sinh lớp 5 có tư duy sáng tạo.

- Thiết kế hệ thống bài tập hình học cho học sinh lớp 5 để phát triển tư duy sáng tạo.

Có thể thấy rằng tư duy sáng tạo có vai trò quan trọng trong đời sống và học tập, giúp học sinh tìm ra được nhiều phương án giải quyết một bài toán, phát triển bài toán từ cơ bản đến nâng cao. Bên cạnh đó, tư duy sáng tạo giúp các em tìm ra những ý tưởng mới thoát ra khỏi những ý tưởng cũ kĩ, mờ nhạt. Từ đó dẫn tới hình thành phẩm chất luôn muốn ứng dụng những tri thức toán học để phán đoán và giải quyết những sự việc xảy ra trong cuộc sống. Đây cũng là mục tiêu quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

 

    12. NGUYỄN THỊ TRANG. Xây dựng bài tập dạy từ trái nghĩa bằng các hình thức mới cho học sinh tiểu học trong môn Tiếng Việt// Tạp chí Thiết bị Giáo dục  .- 2018 .- Số 166 .- tr.19 .- tr.21; tr.110

 

TBGD - 00073

Tóm tắt:

Bài viết đưa ra thực trạng việc dạy từ trái nghĩa trong chương trình tiểu học và một số nội dung xây dựng dạng bài tập bằng trò chơi đuổi hình bắt chữ và ô chữ bí mật:

- Thực trạng việc dạy từ trái nghĩa trong chương trình tiểu học

+ Hình thức bài tập được xây dựng gói gọn trong 2 dạng: cho sẵn từ, câu, đoạn, yêu cầu xác định lớp, từ; vận dụng lớp từ để đặt câu; xác định. Hệ thống bài tập được cấu trúc dưới dạng “lặp lại”, đồng tâm và phát triển. Tuy nhiên, chúng chỉ tăng cường về mức độ chứ chưa đặc biệt có sự liên kết logic để học sinh ghi nhớ lâu hơn.

+ Thực trạng dạy học từ trái nghĩa: Việc xây dựng tư liệu dạy học còn rời rạc. GV phải mất khá nhiều thời gian để sưu tầm, tổng hợp tạo thành một tư liệu dạy học có tính hệ thống. Tính đa dạng về hình thức chưa có. Vì điều này mà  hứng thú học tập và khả năng tư duy sáng tạo của HS chưa được kích thích, dẫn tới hiệu quả dạy học chưa cao.

- Xây dựng dạng bài tập bằng trò chơi đuổi hình bắt chữ và ô chữ bí mật:

+ Bài tập bằng trò chơi đuổi hình bắt chữ

+ Bài tập ô chữ bí mật

+ Bài tập xây dựng tình huống

 

     13. LÊ THỊ TUYẾT TRINH. Xây dựng bài tập rèn luyện khả năng suy luận logic qua dạy học số học cho học sinh lớp 4// Tạp chí Thiết bị Giáo dục .- 2019 .- Số 192 .- tr.7 .- tr.9

 

 

TBGD - 00086

Tóm tắt:

Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về vấn đề rèn luyện khả năng suy luận logic trong dạy học Toán ở Tiểu học, từ đó đề xuất một hướng dạy học phát triển khả năng suy luận logic cho học sinh là xây dựng một số bài tập toán một cách có dụng ý sư phạm trong dạy học chủ đề số học cho học sinh lớp 4.

Nội dung nghiên cứu:

- Một số nghiên cứu về tư duy, rèn luyện khả năng suy luận logic trong dạy học.

- Đặc điểm suy luận logic của học sinh lớp 4.

- Xây dựng một số bài tập để rèn luyện khả năng suy luận logic qua dạy học số học cho học sinh lớp 4.

Khả năng suy luận logic có vai trò quan trọng trong đời sống và học tập của học sinh. Suy luận logic tạo điều kiện ban đầu, thuận lợi cho các loại hình suy luận cao hơn để phát triển tư duy phản biện, tư duy sáng tạo.

 

     14. LÊ HỮU TÂN. Xây dựng kế hoạch bài học môn Toán tiểu học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất trên chương trình và SGK hiện hành// Thế giới trong ta .- 2020 .- CĐ Số 199 .- tr.48 .- tr.54

 

 

TGTT - 00437

Tóm tắt:

Bài viết đưa ra một số vấn đề về xây dựng kế hoạch bài học môn Toán tiểu học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất trên chương trình và SGK hiện hành.

Chương trình GDPT năm 2018 có 5 phẩm chất (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) 10 năng lực ( chung và cốt lõi – tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất).

Năng lực tư duy trong môn Toán tiểu học có thể thấy được ở những biểu hiện cụ thể như sau:

-  Học sinh thực hiện được các thao tác so sánh, phân tích, tổng hợp, đặc biệt hóa, khái quát hóa, … ở mức độ đơn giản, đặc biệt biết quan sát, tìm kiến sự tương đồng, khác biệt trong tình huống quen thuộc, mô tả được kết quả của việc quan sát.

- Nêu được chứng cứ, lí lẽ và biết lập luận hợp lí trước khi kết luận.

- Nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề. Bước đầu chỉ ra được chứng cứ và lập luận có cơ sở, có lí lẽ trước khi kết luận.

Quá trình tổ chức hoạt động dạy học để góp phần định hướng phát triển phẩm chất, năng lực toán ở tiểu học có thể theo 5 bước sau:

- Gợi động cơ, tạo hứng thú;

- Trải nghiệm;

- Phân tích, khám phá, rút ra kiến thức;

- Thực hành;

- Vận dụng.


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
“Bác Hồ - Người là tình yêu thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại”. Lời hát trong trẻo thiết tha ấy như được cất lên từ tận sâu trái tim mỗi con người Việt Nam khi nhắc v ... Cập nhật lúc : 16 giờ 55 phút - Ngày 3 tháng 5 năm 2022
Xem chi tiết
Nhận thấy tầm quan trọng của văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày Sách Việt Nam nhằm khuyến khích và phát triển pho ... Cập nhật lúc : 7 giờ 57 phút - Ngày 18 tháng 4 năm 2022
Xem chi tiết
Nhân kỷ niệm 47 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước 30/4/1975 - 30/4/2022, thư viện nhà trường xin trân trọng giới thiệu tới thầy cô giáo và các em học sinh cuốn sách: ... Cập nhật lúc : 9 giờ 49 phút - Ngày 14 tháng 4 năm 2022
Xem chi tiết
Trong tình hình cả nước đang gồng mình phòng chống dịch COVID-19, để vừa đảm bảo an toàn cho HS đến trường trong mùa dịch vừa giúp các em HS tiếp cận với chương trình GDPT 2018 theo hướng dẫ ... Cập nhật lúc : 16 giờ 50 phút - Ngày 28 tháng 2 năm 2022
Xem chi tiết
Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng mềm cho học sinh nhằm giúp các em có đạo đức tốt, biết kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, người lớn tuổi; có tinh thần đoàn kết, tích cực h ... Cập nhật lúc : 14 giờ 38 phút - Ngày 21 tháng 2 năm 2022
Xem chi tiết
Những ngày đầu xuân mới, trong không khí vui tươi phấn khởi của thiên nhiên đất trời, của người dân cả nước mừng Đảng, mừng xuân, thầy và trò trường TH&THCS Bình Minh hào hứng trở lại trường ... Cập nhật lúc : 15 giờ 55 phút - Ngày 7 tháng 2 năm 2022
Xem chi tiết
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, ca dao là một phần quan trọng tạo nên những giá trị to lớn. Từ cuộc sống đời thường hay trong quá trình sinh hoạt, lao động mà ông cha ta đã viết nê ... Cập nhật lúc : 15 giờ 53 phút - Ngày 7 tháng 2 năm 2022
Xem chi tiết
Ngày 22/12/1944, ngày thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân - Đội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam được lấy làm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. ... Cập nhật lúc : 9 giờ 56 phút - Ngày 13 tháng 12 năm 2021
Xem chi tiết
Tục ngữ có câu “Không thầy đố mày làm nên” hay “Ơn cha, nghĩa mẹ, công thầy”, điều này cho thấy người thầy có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Suốt cả cuộc đời chúng ta đ ... Cập nhật lúc : 15 giờ 14 phút - Ngày 2 tháng 11 năm 2021
Xem chi tiết
Hôm nay, ngày 5.9, thầy và trò trường TH&THCS Bình Minh hân hoan tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2021 - 2022, Lễ khai giảng được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Khai giảng online dù còn ... Cập nhật lúc : 9 giờ 22 phút - Ngày 10 tháng 9 năm 2021
Xem chi tiết
1234567891011
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Đề ôn luyện Toán - Tiếng việt lớp 5 theo đối tượng HS (Đề số 6)
Đề ôn luyện Toán - Tiếng việt lớp 5 theo đối tượng HS (Đề số 5)
Đề ôn tập cho học sinh lớp 1 trong thời gian nghỉ phòng chống dịch COVID-19
Đề ôn tập cho học sinh lớp 1 trong thời gian nghỉ phòng chống dịch COVID-19
Đề ôn tập cho học sinh lớp 2 trong thời gian nghỉ phòng chống dịch COVID-19
Đề ôn tập cho học sinh lớp 3 trong thời gian nghỉ phòng chống dịch COVID-19
Đề ôn tập cho học sinh lớp 3 trong thời gian nghỉ phòng chống dịch COVID-19
Đề ôn luyện Toán - Tiếng việt lớp 5 (đề số 4)
Đề ôn luyện Toán - Tiếng việt lớp 5 (3)
Đề ôn luyện Toán - Tiếng việt lớp 5 (Đề số 2)
Đề ôn luyện Toán - Tiếng việt lớp 5 (Đề số 1)
Đề ôn tập cho học sinh lớp 3 trong thời gian nghỉ phòng chống dịch COVID-19
Đề ôn tập cho học sinh lớp 3 trong thời gian nghỉ phòng chống dịch COVID-19
Đề ôn tập cho học sinh lớp 2 trong thời gian nghỉ phòng chống dịch COVID-19
Đề ôn tập cho học sinh lớp 3 trong thời gian nghỉ phòng chống dịch COVID-19
123
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành Điều lệ Trường tiểu học
Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 về Ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học theo chương trình GDPT mới.
Kế hoạch tuyển sinh lớp 1 năm học 2020 - 2021 của trường TH&THCS Bình Minh
Chương trình giáo dục phổ thông mới - tổng thể
Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT - Ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới
Kế hoạch tổ chức kiểm tra định kì cuối năm học 2017 - 2018
Hướng dẫn kiểm tra định kì và chuẩn bị tổng kết cuối năm học 2017 - 2018
Hưỡng dẫn kiểm tra cuối học kì I - năm học 2014 - 2015
Kế hoạch tổ chức thi Olympic Tiếng Anh tiểu học trên mạng Internet cấp trường Năm học 2014 - 2015
QD 4231 Ban hanh The le IOE
Hướng dẫn tổ chức thi Olympic tiếng Anh trên Internet và Olympic "Tài năng tiếng Anh"dành cho học sinh phổ thông năm học 2014-2015
Chi thi 5105 ve chan chinh day them, hoc them
Kết quả giải bóng đá học sinh Tiểu học
Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2014 - 2015
THÔNG TƯ 30/2014/TT-BGD&ĐT Ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học
12